Ngành Kế toán nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm cần thiết để vận dụng thành thạo các nguyên tắc kế toán cơ bản, luật, chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế, chế độ kế toán Việt Nam vào thực tiễn công tác kế toán.
Chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng ứng dụng, trang bị cho người học các kiến thức nền tảng về kinh tế, kiến thức chuyên sâu về kế toán tài chính, kế toán quản trị, kiểm toán, thuế, tổ chức công tác kế toán…; kỹ năng thực hành thành thạo về chuyên môn; tư duy logic, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội, năng lực số nhằm thích ứng nhanh với môi trường hội nhập trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
Sinh viên ngành Kế toán được trang bị nhóm kiến thức sau:
Kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị tổ chức. Vì vậy thị trường việc làm của nghề Kế toán rất lớn và rộng mở với sinh viên tốt nghiệp ngành này. Hãy làm một phép tính nhỏ: Mỗi năm, nước ta sẽ có khoảng 40.000 doanh nghiệp mới được thành lập, mỗi doanh nghiệp cần từ 1-3 kế toán viên thậm chí là nhiều hơn…
Với các kiến thức về chuyên môn, cùng các kỹ năng được đào tạo tại Đại học Thái Nguyên, bạn có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau như:
+ Là người chịu trách nhiệm trước lãnh đạo công ty về tất cả hoạt động của phòng do mình phụ trách, nắm được toàn bộ tình hình tài chính của công ty để tham mưu cho giám đốc ra các quyết định về chính sách và kế hoạch tài chính của công ty.
+ Có trách nhiệm quản lý chung, kiểm soát mọi hoạt động có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán.
+ Là người trực tiếp tổ chức và giám sát quá trình lập ngân quỹ vốn.
+ Là người trực tiếp giám sát, theo dõi các nguồn vốn được tài trợ, quản trị khoản mục tiền mặt của công ty, quan hệ với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính khác.
+ Tập hợp các số liệu từ kế toán chi tiết tiến hành hạch toán tổng hợp, lập các báo biểu kế toán, thống kê, tổng hợp theo quy định của nhà nước và Công ty.
+ Kiểm tra, tổng hợp báo cáo của các chi nhánh, đơn vị thành viên, đảm bảo tính chính xác, kịp thời phục vụ cho công tác phân tích tình hình hoạt động kinh doanh toàn Công ty.
+ Kiểm tra, kiểm soát, giám sát, tự kiểm tra nội bộ, hậu kiểm tình hình hoạt động tài chính của chi nhánh, kiểm tra việc chấp hành các quy định ghi chép sổ sách, chứng từ quản lý tiền hàng.
+ Kiểm tra nội dung, số liệu, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày của các kế toán phần hành thực hiện trên máy, để phát hiện và hiệu chỉnh kịp thời các sai sót ( nếu có) về nghiệp vụ hạch toán, đảm bảo số liệu chính xác, kịp thời.
+ Lập, in các báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết các tài khoản, bảng cân đối tài khoản, báo cáo cân đối tiền hàng theo đúng quy định.
+ Phối hợp kiểm tra các khoản chi phí sử dụng theo kế hoạch được duyệt, tổng hợp phân tích chỉ tiêu sử dụng chi phí, doanh thu của công ty bảo đảm tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn.
+ Hướng dẫn nghiệp vụ cho các phần hành kế toán của công ty và các chi nhánh trong công tác xử lý số liệu, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để thực hiện tốt phần hành kế toán được phân công. Kiểm tra, hiệu chỉnh nghiệp vụ cho các kế toán viên nắm rõ cách thức hạch toán đối với các phát sinh mới về nghiệp vụ hạch toán kế toán.
+ Thực hiện công tác lưu trữ số liệu, sổ sách, báo cáo liên quan đến phần hành phụ trách đảm bảo an toàn, bảo mật.
+ Lập chứng từ thu- chi cho các khoản thanh toán của công ty đối với khách hàng và các khoản thanh toán nội bộ. Phản ánh vào các sổ sách liên quan đến phần hành kế toán hàng ngày và đối chiếu với sổ quỹ
+ Kiểm tra tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của công ty hàng ngày và cuối tháng.Theo dõi các khoản tạm ứng.
+ Tiếp nhận các chứng từ thanh toán và kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ
+ Cập nhật các quy định nội bộ về tiền đang chuyển, tiền gửi ngân hàng.
+ Kiểm tra, tổng hợp quyết toán toàn công ty về tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản tạm ứng, lương, BHXH, BHYT, chênh lệch tỷ giá.
+ Thực hiện lưu trữ chứng từ, sổ sách, các công văn, quy định có liên quan vào hồ sơ nghiệp vụ.
+ Có nhiệm vụ theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả của khách hàng. Lập danh sách khoản nợ của các công ty, đơn vị khách hàng để sắp xếp lịch thu, chi trả đúng hạn, đúng hợp đồng, đúng thời hạn, đôn đốc, theo dõi và đòi các khoản nợ chưa thanh toán.
+ Phân tích tình hình công nợ, đánh giá tỷ lệ thực hiện công nợ, tính tuổi nợ.
+ Kiểm tra công nợ phải thu, phải trả của công ty.
+ Thực hiện lưu trữ các chứng từ, sổ sách, các công văn quy định có liên quan vào hồ sơ nghiệp vụ.
+ Nhận xét sơ bộ về các chứng từ mua sắm tài sản cố định (TSCĐ), công cụ, dụng cụ.
+ Tiếp nhận, kiểm tra, tổng hợp các báo cáo kiểm kê định kỳ TSCĐ, công cụ, dụng cụ và các báo cáo các biến động TSCĐ hàng tháng.
+ Tính, trích khấu hao TSCĐ và phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ định kỳ hàng tháng.
+ Quản lý về mặt giá trị, theo dõi biến động tăng, giảm, hạch toán khấu hao, phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ tại các bộ phận, phòng ban trực thuộc công ty và chi nhánh
+ Theo dõi tình hình nhập –xuất – tồn kho vật tư, sản phẩm, hàng hoá về mặt số lượng và giá trị tại các kho của công ty.
+ Định kỳ đối chiếu số lượng với thủ kho và lập bảng tổng hợp nhập- xuất – tồn kho sản phẩm, vật tư, hàng hoá vào cuối tháng.
+ Theo dõi tình hình tăng, giảm, tồn kho các loại vật tư.
– Kế toán doanh thu – tiêu thụ :
+ Theo dõi số lượng hàng hoá, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã được xác định tiêu thụ.
+ Doanh thu phải được theo dõi chi tiết cho từng loại hình kinh doanh kể cả doanh thu bán hàng nội bộ. Trong từng loại doanh thu phải chi tiết cho từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ, chính xác kết quả kinh doanh theo yêu cầu quản lý tài chính và lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
+ Hàng ngày, căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi, thủ quỹ tiến hành thực thu, thực chi và cập nhật vào sổ quỹ tiền mặt số tiền thu , chi trong ngày.
+ Cuối ngày chuyển sổ quỹ qua kế toán thanh toán để đối chiếu và lập báo cáo tồn quỹ tiền mặt.
Hãy để lại thông tin, bộ phận tuyển sinh sẽ sớm liên hệ, tư vấn chi tiết về chương trình, lộ trình học và thủ tục đăng ký,…
Đối với những ai đang có công việc ổn định và không thể tham gia học trực tiếp, chương trình này là giải pháp giúp họ vừa có thể làm việc, vừa nâng cao trình độ học vấn
Những ai đang có trách nhiệm gia đình hoặc công việc khác cũng có thể theo đuổi việc học từ xa mà không cần sắp xếp lại lịch trình quá nhiều
Đây là đối tượng muốn học thêm bằng đại học thứ hai hoặc có nhu cầu chuyển ngành để nâng cao năng lực và cơ hội thăng tiến mà không cần phải từ bỏ công việc hiện tại
Những người ở xa các thành phố lớn (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,…) thường gặp khó khăn về chi phí đi lại và ăn ở, vì vậy, học từ xa là lựa chọn hợp lý
Tuyển Sinh Đại Học Từ Xa – Đại Học Thái Nguyên | © All Rights Reserved